Một đoạn xuống đèo Phadin – một trong tứ đại đỉnh đèo hiểm trở của Tây Bắc Việt Nam. Những khúc cua “mềm mại” đủ để đánh gục bất cứ thanh niên say xe nào :))))
Phadin Pass – điểm dừng chân trên đỉnh đèo Phadin
Khu vực được xây dựng các điểm chụp ảnh sống ảo view đồi núi, thung lũng mướt mắt trên đỉnh đồi thông.
Một góc nhỏ Thành phố Điện Biên Phủ bên trục đường Võ Nguyên Giáp
Góc phải là Bảo tàng chiến thắng Điện Biên. Các điểm di tích lịch sử khá gần nhau, ở vị trí này có thể đi bộ để thăm quan 5 điểm: Bảo tàng – Nghĩa trang liệt sĩ – Đồi A1 – Cầu Mường Thanh – Hầm tướng Đờ cát.
– Đồi A1 còn là điểm chụp ảnh lý tưởng vì cây cối thay lá theo mùa, khi thì hoa phượng đỏ rực, khi thì xuyến chi trắng đồi, khi lại cỏ úa vàng vọt, lúc lại hoa ban trắng xóa, cỏ xanh hoa vàng…
– Tượng đài chiến thắng cũng là nơi ngắm hoàng hôn rất lý tưởng, vào mùa gặt khói tràn cả cánh đồng Mường Thanh ôm chân núi. Nếu có ý định leo bậc thang để lên tượng đài thì tip nhỏ là nên đi chéo lên theo chiều ngang để không mỏi, lúc xuống đỡ bị “cuồng chân
Đặc trưng món ăn dân tộc Thái phải kể đến cách chế biến gác bếp (hun khói, sấy)
– Thịt gác bếp ở Điện Biên không giống với khô bò/khô heo trong Nam, gia vị tẩm ướp cũng khác và yêu cầu thành phẩm cũng khác biệt. Gia vị tẩm ướp gồm gừng, sả, mắc khén, hạt dổi, ớt khô, chút chi tử (hoặc bột màu điều) để tạo màu. Miếng thịt phải đậm đà thơm nức, bên ngoài khô ráo nhưng thớ thịt xé ra phải mềm ẩm, giữ được vị ngọt của thịt.
– Lạp sườn Điện Biên thiên về vị chua dịu, nạc mỡ hài hòa khi ăn đưa đẩy vị giác mà không bị quá khô. Lạp sườn chế biến ngon nhất là cho chút nước tráng mặt chảo, đậy vung kín để lạp dùng chính phần mỡ bên trong nó tự tiết ra. Có vậy miếng lạp mới bóng, vỏ dai giòn vừa độ, nhân ẩm không khô xác.
– Cá sấy, ba chỉ sấy: Về nguyên liệu ướp tương tự thịt gác bếp