MỤC LỤC NỘI DUNG
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi Tết Âm Lịch, Tết Ta, Tết Cổ Truyền, Tết Cả) là dịp lễ đầu năm được tổ chức vào mồng 1 tháng Giêng theo lịch âm.
Vậy còn mấy ngày nữa đến tết 2023. Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết? Đếm ngược tết 2023 để cùng đón Tết nguyên đán Nhâm Dần nào.
Trong khi các nước ở phương Tây đã ăn Tết Dương Lịch vào ngày 1/1/2023 thì người Việt Nam lại háo hức đón chờ ngày Tết Nguyên Đán 1/1 Âm Lịch. Mùng 1 Tết là ngày mấy Dương Lịch? Các bạn có biết không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Số ngày còn lại đây rồi. Hoan hỉ đón tết thôi Anh Em
Ngoài ra qua bài viết này, Nghiện bếp sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin khác nữa về Tết nguyên đán, hay còn gọi là tết cổ truyền của Việt nam ta nhé.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Đán
Giải thích Tết Nguyên Đán còn gọi là gì?
Tết Nguyên Đán – dịp lễ tết âm lịch quan trọng nhất ở Việt Nam – còn được gọi là Tết cổ truyền, Tết âm lịch, Tết ta, Tết cả, hay chỉ gọi tắt một cách đơn giản và thân thuộc là Tết.
Từ nguyên của “Tết” trong âm Hán Việt là “tiết”, tức là ngày lễ, ngày hội. “Nguyên” trong tiếng Hán nghĩa là đầu tiên, “đán” là ngày. Tết Nguyên Đán hay Tiết Nguyên Đán là ngày hội đầu năm.
- Nguồn gốc
Vậy Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đâu? Hiện nay có rất nhiều giả thuyết nhưng chưa ai dám khẳng định chắc chắn.
Giả thuyết Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc
Nhiều người cho rằng Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc, từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế (thiên niên kỷ III TCN). Tuy nhiên thời đại của những vị vua huyền thoại này cách chúng ta quá xa, cũng không có bằng chứng chắc chắn cho giả thuyết này.
Giả thuyết Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Việt Nam
Một giả thuyết khác cho rằng Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Việt Nam. Các sử sách xưa ghi chép lại rằng người Việt đón Tết ta từ tháng Giêng đến tận tháng ba hằng năm. Trong thời gian đó, các lễ tế được tổ chức, đàn phong vân, đàn xã tắc được lập để cầu cho mưa thuận gió hòa, nghênh đón tiết xuân phơi phới, bắt đầu một mùa vụ mới.
Không chỉ nông dân mà cả quan lại, chức sắc cũng tham gia nhảy múa, uống rượu, tham gia nhiều trò chơi như đấu vật, đánh cờ, đá cầu, đá bóng… trong không khí lễ hội rộn ràng.
Nếu giả thuyết này là chính xác thì không phải Tết Nguyên Đán do người Trung Quốc du nhập vào nước ta trong quá trình nghìn năm Bắc thuộc mà dịp Tết này đã là truyền thống của dân tộc Việt từ xưa và lan rộng sang vùng đất Trung Hoa.
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán
Vậy Tết Nguyên Đán có ý nghĩa gì trong đời sống dân tộc Việt xưa và nay?
Tết là khoảng thời gian bắt đầu một năm nông nghiệp, khởi đầu một mùa vụ mới sung túc, đủ đầy. Do đó, Tết có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam – quốc gia có truyền thống văn minh lúa nước.
Về mặt tâm linh
Tết ta là khoảng thời gian giao hội giữa năm cũ và năm mới, giữa trời và đất, giữa con người với các đấng thần linh và những người khuất mặt.
Do đó, Tết là dịp để con người cúng bái tỏ lòng thành kính đến các thần, cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bình an suôn sẻ. Các vị thần trong thời kỳ tín ngưỡng sơ khai ấy đều gắn liền với đời sống tự nhiên như thần Mặt Trời, thần Mưa, thần Đất, thần Nước, thần Lửa, thần Sấm…
Ngoài thần linh, dân tộc ta còn cúng bái, thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên để bày tỏ tấm lòng hiếu kính thơm thảo, phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Được cho là dịp xua cái cũ, đón cái mới, người ta thường trang hoàng nhà cửa, sắm sửa vật dụng, quần áo mới đón một cái Tết thật may mắn, an lành.
Về mặt văn hóa
Tết là dịp để gia đình sum họp, quây quần, từ đó thắt chặt tình thân, xây dựng mối liên hệ giữa người với người, giữa gia đình với làng xã. Không phải ngẫu nhiên mà Tết là dịp để trở về hoặc để hoài niệm, nhớ nhung khi phải xa rời quê cha đất tổ.
Ngày nay, Tết là một phần tốt đẹp của văn hóa dân tộc, là mối dây vô hình gắn kết tâm thức người Việt, trở thành âm thanh vẫy gọi của quê hương.
- Ý nghĩa cúng đầu năm
Vào dịp Tết, các gia đình thường sửa soạn mâm cúng tươm tất, đủ đầy để dâng lên cho tổ tiên và các đấng thần linh. Mâm cúng thể hiện lòng tưởng nhớ của con cháu đến ông bà và sự thành kính với các vị thần thiêng.
Mâm cúng xua tan cái cũ, những điều không may, những tà ma quấy nhiễu. Đồng thời, nén tâm hương được thắp lên mang theo những nguyện ước tốt đẹp nhất cho năm mới, cầu xin một năm khởi sắc, khỏe mạnh, an lành, may mắn, hạnh phúc và thuận lợi.
Không chỉ có ý nghĩa tống cựu nghênh tân, mâm cúng đầu năm còn là truyền thống thiêng liêng, nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt.
2. Giải đáp các thắc mắc về Tết Nguyên Đán 2022
- Tết Nguyên Đán 2022 ngày mấy?
Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2022 nhằm thứ 3, ngày 01/02/2022 dương lịch.
- Tết Nguyên Đán có bao nhiêu ngày?
Hằng năm, Tết Nguyên Đán thường kéo dài khoảng nửa tháng: bắt đầu vào 7 – 8 ngày cuối năm cũ và kết thúc vào ngày thứ 7 của năm mới.
Vậy Tết Nguyên Đán 2022 vào ngày nào? Chính là ngày 23 tháng Chạp – 7 tháng Giêng (âm lịch) tương ứng với 25/01/2022 – 07/02/2022 (dương lịch).
Nhiều nơi có quan niệm Tết kéo dài đến hết rằm tháng Giêng (tức 15/02/2022 dương lịch). Trong tháng Giêng, không khí Tết vẫn tưng bừng mọi nẻo. Nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp này, thu hút rất đông người tham dự, vui chơi.
- Tết 2022 là Tết con gì?
Năm 2022 là năm Nhâm Dần (tức con hổ).
Theo thứ tự tiếp nối 12 con giáp, năm 2023 sẽ là năm Quý Mão (con mèo); năm 2024 là năm Giáp Thìn (con rồng); năm 2025 là năm Ất Tỵ (con rắn).
- Tết 2022 nghỉ mấy ngày?
Lịch nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 chính thức dành cho người lao động, cán bộ, viên chức gồm 9 ngày:
Theo dương lịch: thứ 7 (29/01/2022) – chủ nhật (06/02/2022)
Theo âm lịch: 27 tháng Chạp năm Tân Sửu – mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần
Riêng lịch nghỉ Tết của học sinh sẽ tùy theo từng địa phương. Thời gian nghỉ tương đối dài này giúp người lao động có thể sắp xếp về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình hoặc nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã giải đáp được các thắc mắc xoay quanh Tết âm lịch: Tết 2022 vào ngày nào? Tết 2022 năm con gì? Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu? Tết Nguyên Đán có ý nghĩa gì? Tết 2022 được nghỉ bao nhiêu ngày?…