MỤC LỤC NỘI DUNG
Bố mẹ chồng mình rất quan trọng ngày giỗ này hàng năm – ngày giỗ ông Nội của chồng mình, bởi bố mẹ mình luôn dạy con cháu chúng mình là “phúc đức của tổ tiên, ông bà để lại mà 4 đời dòng tộc toàn độc đinh mà tới đời này cây gia đình ta sinh sôi nảy lộc, con đàn cháu đống…”
Và với vai trò là một người con dâu trưởng, mình luôn xung phong xin phép bố mẹ, chồng mình và các em là ngày này mình đứng ra nấu toàn bộ cỗ, không đặt và thật phong phú thực đơn để trước hết dân lên cúng tiên, sau là giỗ Ông, sau nữa là họ hàng, anh chị em con cháu.
Mình còn trêu mẹ mình là “tại ông Nội fone con bảo ship cho ông chõ xôi khúc nên năm nay con sẽ làm cả xôi khúc và xôi lạc luôn mẹ nhé!”….😁😁😁
Và nhân tiện đây mình cũng xin giới thiệu thêm về menu để mọi người có thể thêm thắt vài món cho mâm cơm, mâm cỗ hoặc vài món lẻ cho gia đình thay đổi vị nhé!
Và trước khi làm thì mình chỉ có gỡ cua, lột bề bề, bóc tôm non, giã đông rươi, bóc hành tỏi và nhân nhồi gà từ hôm trước thôi, còn lại là mình đi chợ sáng và chuẩn bị đồ làm thông trưa tới đầu giờ chiều là xong để bày ban, lên hương khoá lên và tầm 6h tối chế biến lại rồi thụ lộc ăn.
Mình sẽ theo thứ tự món theo như mình bày trên ảnh nhé!
1. Bò lúc lắc khoai tây
– Nguyên liệu: lõi vai bò nhập khẩu, thái miếng to nhỏ sao cho hợp mỗi gia đình. Nước tương Hàn, hành tỏi khô xay nhuyễn, đường trắng, chanh tươi để làm nước sốt ướp thịt bò. Khoai tây tươi bỏ vỏ thái miếng.
– Cách làm: khoai tây cho lên chiên to lửa sao tới khi vàng nhẹ vớt ra để róc dầu để nguội.
Tiếp là cho các nguyên liệu của hỗn hợp nước sốt lên đun, nêm nếm sao cho thật vừa miệng, thiếu gì bỏ thêm, đun cho tới hơi sền sệt là được hỗn hợp nước sốt. Chờ sốt nguội cho ướp thịt bò 20′ rồi đảo áp chảo tới chín vừa tới, không còn đỏ, rồi cho ra 1/2 đĩa rồi rắc hạt tiêu (nếu ăn ngay thì xào áp chín vàng hơi cháy xém xíu rất ngon).
Chế biến xog thịt bò thì chiên lại lần 2 khoai tây thì khoai tây giòn, vàng ngon, ko cần làm bất cứ điều gì cầu kỳ thêm với khoai tây. Và cho ra 1/2 đĩa còn lại của đĩa.
Và có món bò lúc lắc rất vừa miệng, mềm, ngon, cả người lớn, trẻ nhỏ rất thích và có thể dùng cho cả ăn sáng thường và đổi bữa chính rất hợp.
2. Tôm sú luộc bia:
– Tôm sú rửa sạch, cắt bớt râu, khứa lưng, ướp bia chai, gừng, sả, xíu gia vị và xíu đường, luộc sôi to lửa, ko đậy vung.
– Bày ra đĩa (nếu ăn ngay thì ngon luôn, ko ăn ngay thì khi cúng xong trước khi ăn nên sôi lại thêm 1 lần cho nóng), tôm chấm tương ớt hoặc sốt Mạonnaise và rau thơm.
3. Rau xào thập cẩm:
– Cải tím, ngô non, súp lơ xanh, súp lơ trắng, hành tây, cà rốt thái to nhỏ tuỳ từng gia đình, rửa sạch, để khô nước.
– Phi tỏi thơm, xào rau thập cẩm nêm chút gia vị, xào tới mềm mềm rồi cho cần tỏi tây tươi tơi đều là cho ra đĩa.
4. Xôi lạc dừa bào:
– Gạo ngâm 8,10 tiếng với muối, cho ra rá để róc nước, đun nc sôi thật già rồi đổ vào trần gạo tầm 40 giây. Cho gạo ra, vẩy chút muối, để khô.
– Lạc trắng ngâm vài tiếng cho thôi hết màu rồi sối nước sạch lại, cho lên bếp luộc kỹ chút (tầm 20’), đổ ra rá cho hết nước mầu, rồi lại cho lên bếp sấp mặt nước, cho đường ngọt nhiều chút (tuỳ vị ai ăn đc ngọt ít nhiều) để lạc khi đồ với gạo đc ngấm đường. Luộc lạc đường tầm 20 tuỳ ai ăn lạc giòn hay mềm hơn thì thêm thời gin. Sau đó đổ ra rá để róc nước đường đổ đi, để khô lạc.
– Vừng vàng rang nảy mùi thơm thì cho muối trắng vào rang tiếp tới thơm hẳn là tắt bếp, để nguội, giã nhuyễn.
– Trộn gạo với lạc đã luộc thật đều, sau đó cho vào chõ, đồ xôi cách thuỷ, kín chặt nồi, lửa to…xôi chín rền thì bắc ra, cho dừa bào vào và dùng đũa xới đều tay, đóng nén vào bát tô to rồi úp đĩa ngược lại là được.
Ăn xôi lạc với muối vừng (ai ăn đc đường thì trộn xíu đường với muối vừng, ngon thơm lắm!).
5. Gà ủ lá sen:
– Lá sen tươi để hơi héo mềm chút.
– Cho xôi chín, hạt sen hấp chín, mộc nhĩ nấm hương ngâm nở thái chỉ, nạc vai băm, hành khô và gia vị, hạt tiêu đầy đủ bóp trộn đều.
– Lựa gà mái ghẹ loại ngon, làm sạch, rửa sạch, để khô nước (hoặc khăn khô sạch thấm trong ngoài gà để khi hấp ko bị đọng quá nhiều nước).
– Nhồi nhân đã trộn cho bụng gà, lòng mề đã cuộn tròn ấn vào bụng gà sau cùng.
– Lót lớp giấy bạc, đặt lá sen cho gà vào, vì bụng gà có nhân đã nêm vừa vặn, nhưng ngoài gà nên rắc chút gia vị và hạt tiêu để ngấm cả ngoài cho ngon.
Sau đó cuộn chặt, hấp cách thuỷ khoảng 2 tiếng. Nếu gà già thì hơn, gà non thì kém chút thời gian.
Gà ăn ko ngán, thơm, ngọt nước, thay đổi món…chấm với gia vị tiêu chanh…rất ngọt thịt, thơm!
6. Cá chình chiên chấm sốt ngũ sắc
– Gia vị củ gồm: tỏi khô, củ gừng, sả, ớt, cà rốt băm nhuyễn 1/2 hạt lựu…cho chiên đều tới thơm lừng, vàng giòn đều, vớt róc dầu.
– Nước sốt: chưng gia vị mắm, đường, cốt chanh, dầu ăn tới vàng thơm thì tắt bếp. Dùng 1/3 chỗ gia vị củ chiên trên cho vào hỗn hợp nước sốt, trộn đều lên rồi múc ra bát.
– Cá chình làm sạch da, ruột, thấm khô, khía múi, chiên to lửa vàng giòn đều 2 mặt cá, cho ra đĩa, bày bát gia vị chấm và gia vị củ đã chiên bày cùng
– Khi ăn là bánh đa cuốn cho cá, gia vị rau thơm, chút gia vị củ chiên rồi cuộn tròn, chấm gia vị sốt….ngon lắm nhé!
7. Canh miến hải sản
– Nguyên miệu: xương đuôi luộc qua, rửa sạch, phi hành xào thơm và ninh lấy cốt nc dùng.
– Xào thịt nạc vai,măng, mộc nhĩ nấm hương riêng từng thứ riêng với xíu xiu gia vị, xào thịt cua và bề bề đã gỡ riêng và mỗi thứ đều cho 1,2 giọt dầu điều để tạo màu đẹp…sau đó trộn đều các thứ trên lên xào lại 1 lần và gia vị và hạt tiêu.
– Khi ăn cho miến vào nhúng mềm, cho nhân, múc nước và cho hành dăm là ngon quên lối về luôn ấy.
8. Chả rươi
(mùa này ko phải mùa rươi tươi sống nhưng mình cấp đông nên rươi mọi người giã đông cho hồi thật mềm, nếu có nước thì dùng khăn thấm khô, rươi sẽ vẫn dẻo ngon gần như tươi luôn ấy)
– Rau thơm gồm: hành hoa, thì là, lá lốt, rau dăm, vỏ quýt (hoặc xíu vỏ bưởi), ớt tươi…tất cả thái nhỏ cho vào trộn bới rươi đã giã đông, thêm xíu gia vị, hạt tiêu, thịt nạc vai bằm, trứng gà.
– Chiên mỗi cái chả mỏng, lửa nhỏ tới vàng thơm là ngon.
– Chả rươi ăn cùng mắm dấm pha cjo món miến xào cua ở dưới, ăn kèm bún và rau sống, vừa mát ruột lại thơm ngậy ngon.
Và món chả rươi này là mình chiên dầu trực tiếp tjeo cách để làm cỗ cúng và theo phần lớn các gia đình làm. Còn cá nhân mình làm ăn bữa cho gia đình mình thì mình toàn áp chảo lá chuối tươi, vừa dẻo chả, nguyên thuỷ mùi rươi, ko tốn tí tẹo mỡ rân nào cả nhé!
9. Miến xào cua
– Cua bỏ yếm, cắt răng, tách thân, bỏ phổi, cho lên luộc và gỡ thịt.
– Nấm hương ngâm mềm thái chỉ.
– Miến ngâm mềm cắt đốt ngón tay.
– Cà rốt bỏ vỏ thái chỉ trộn với giá đỗ rồi rửa sạch để khô nước.
– Phi thơm hành khô 1 bát con để riêng.
– Phi thơm tiếp hành khô rồi cho nấm hương cho thơm, đổ ra bát, phi hành tiếp xào cua, tôm, bề bề với gia vị cho thơm ngậy rồi cho nấm vào xào cùng, cho thêm vài thìa dầu điều lấy chút màu, xào thơm cho ra đĩa.
– Phi hành thơm cho miến vào xào, cho tiếp ngay giá đỗ cà rốt tơi đều để miến ko bị bết, rồi cho cua đã xào vào tơi đều lại rồi tắt bếp rắc rau dăm và hạt tiêu.
– Pha nước chấm là: đường, nc trắng pha mắm chanh, tỏi ớt, cà rốt sao cho ngọt mặn chua đủ vị theo vừa miệng mỗi gđ.
– Miến xào cua ăn rau sống và nc chấm pha bá cháy luôn.
– Sau khi thắp hương thì cho xào miến lại với xíu nc canh gà luộc rất mềm ngon, ngậy.
10. Xôi khúc vị cổ truyền
– Món này rất dài và mình có 1 bài riêng của món này nên tới đây bạn nào muốn thêm thì gõ tìm lại trong hội nha.
11. Món nem rán truyền kỳ
Cuối cùng là món chè ngô, hạt sen với táo tàu tươi tráng miệng thôi ạ!
…
…
Trên đây là mình đã giới thiệu tới mọi người toàn bộ các món cho mâm cỗ của mình ngày hôm qua. Và mình dám nói mình làm với tinh thần phấn khởi, vii vẻ, ko bày bừa, ko kêu nhọc hay mệt, nấu hay làm tới đâu gọn lau tới đó.
Và mình về làm dâu nhà bố mẹ mình cũng 15,16 năm rồi và cảm xúc của mình vẫn luôn thăng hoa như vậy, không phai theo thời gian.
Mình có rất nhiều người quen trong ngoài hội nên mình không thể nói xạo, hoa văn múa tay được.
Mình làm xuất phát từ tâm, từ tình yêu bếp bất tận mà ra nhé…😘😘😘😘😘