Trông Khoai Lang tại nhà, Canh Khoai Lang nấu Ruốc


Trông Khoai Lang tại nhà, Canh Khoai Lang nấu Ruốc 1

🍠 Cách trồng khoai trong nước: Để củ khoai vào nơi tối, sau 5-7 ngày khoai sẽ lên mầm. Mang ra để trong ly, chai, chậu nhỏ, bể cá… nước ngập khoai khoảng 2-3 cm thôi ạ, nhiều nước quá khoai sẽ bị úng.

Chỉ cần vài bước đơn giản ta sẽ luôn có rau lang ăn tại nhà. dễ dàng mà ngon.

🍀𝐂𝐚𝐧𝐡 𝐥á 𝐤𝐡𝐨𝐚𝐢 𝐧ấ𝐮 𝐑𝐮ố𝐜🍀

Nhìn vườn rau trên sân thượng của các anh các chị mà em mê mẩn quá, ước một ngày cũng có được một vườn cây như thế. Nhà em cũng có một “ vườn rau” trên hồ cá be bé muốn khoe với mọi người đây ạ.😊
Hôm nay đến ngày phải đi “dọn dẹp” vườn, cắt tỉa ngọn, lá để khoai đâm chồi nảy lộc mới, nhờ đó mà cả nhà mới được thưởng thức món canh rau khoai nấu ruốc ngon ngỡ ngàng luôn.
Món canh khoai nấu ruốc dân dã này nấu cực kỳ đơn giản, nhưng đảm bảo phải có 1 chút mắm tôm mới dậy mùi được.

☘️ 1 nắm ruốc khô đãi sạch với nước cho sạch bụi bẩn và cát. Cho chung vào nồi nước ( tuỳ vào thành viên trong gia đình mà cho nước phù hợp) đun sôi, cho 1/3 thìa mắm tôm vào. Để sôi 3-5’, nêm thêm gia vị cho vừa miệng.
☘️ rau khoai rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn. Cho vào nồi nước ruốc mắm tôm đang sôi. 30 giây – 1’ tắt bếp. Để lâu lau sẽ rục mất ngon đấy ạ.
❗️Món canh này ăn lúc nóng sẽ rất thơm và ngon ạ.

Chúc cả nhà YB có ngày chủ nhật nhiều niềm vui bên gia đình nhé. 🥰
Cảm ơn ad đã duyệt bài cho em ạ. 🥰

Trông Khoai Lang tại nhà, Canh Khoai Lang nấu Ruốc 2

Trông Khoai Lang tại nhà, Canh Khoai Lang nấu Ruốc 3

Trông Khoai Lang tại nhà, Canh Khoai Lang nấu Ruốc 4


Kỹ thuật trồng và chăm bón khoai lang cho nhiều củ

Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa… Nó có tác dụng giúp sáng mắt, da khỏe, giảm nguy cơ ung thư vú, giúp giảm cân…

Cây khoai lang mới trồng. Ảnh minh họa.

Cây khoai lang mới trồng. Ảnh minh họa.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng khoai lang. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Nếu trồng khoai lang trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên.
Đất trồng
Khoai lang có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để trồng rau lang lấy củ thì nên trồng ở các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, tơi xốp.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Cây khoai lang. Ảnh minh họa.

Cây khoai lang. Ảnh minh họa.
2. Chọn giống và trồng khoai
Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống khoai lang như khoai lang Nhật, khoai lang ruột tím, khoai lang ruột trắng… Bạn có thể chọn giống tùy vào điều kiện và sở thích.
Khoai lang thường được nhân giống bằng dây hoặc củ. Để trồng khoai lang lấy củ bạn nên nhân giống bằng dây. Chuẩn bị những đoạn thân dây rau lang già nhưng chưa ra rễ và hoa, thẳng đẹp, khỏe mạnh, có từ 5 – 6 mắt thân, 3 – 4 lá ngọn, độ dài khoảng 30 – 35cm.
Nên trồng rau lang vào thời điểm mát mẻ, trước khi trồng thì phải tưới nước cho đất ẩm.
Sau khi làm đất lên luống thẳng hàng thì bắt đầu tạo hố giâm cành khoai lang vào đất, vùi dây lang xuống đất chỉ chừa phần ngọn khoảng 10cm và 3 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh. Mật độ trồng với khoảng cách giữa các cây cách nhau từ 20 – 25cm. Sau đó đôn cho chặt gốc.
Trong 1 tuần đầu khi trồng cần phải cho nước vào rãnh để giữ đất đủ độ ẩm để dây lang mọc rễ và sinh trưởng tốt. Có thể độn rơm rạ, phân hữu cơ xanh, phân chuồng giữa luống để giữ ẩm cho đất và tạo độ râm mát cho dây lang hồi sức.
Sau khi trồng thì tiến hành tưới nước cho rau lang mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều mát. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp thì cần phải mang vào nơi râm mát.
Khoai lang trồng trong thùng gỗ. Ảnh minh họa.

Khoai lang trồng trong thùng gỗ. Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Sau 2 – 3 ngày giâm cành thì dây lang sẽ mọc rễ, vào mùa khô nắng cần tưới nhiều nước cho rau. Còn vào mùa mưa thì nên chú ý làm rãnh thoát nước và che phủ để hạn chế rau bị ngập úng gây hư thối.
Sau khi trồng được 20 – 25 ngày thì cần phải bấm ngọn dây lang để rau cho ra nhiều nhánh và sản sinh nhiều củ. Sau đó cứ cách 7 – 10 ngày cắt ngọn một lần, cắt ngọn rau dài từ 20 – 25cm. Tiến hành vun xới gốc cho rau, chú ý xới sâu cho đứt rễ phụ, tưới đủ ẩm cho rau.
Sau 40 – 50 ngày thì nên nhấc dây cho đứt bớt rễ phụ lần 2, vun đất cao vào gốc cây, mục đích để giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ lớn. Ở thời điểm này thì không nên cuốc xới nhiều làm ảnh hưởng đến sự hình thành củ khoai.
Sau khi trồng khoai lang được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân đạm hòa lãng với nước hoặc phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà, phân dê… Sau đó cứ khoảng 15 – 20 ngày bón đợt tiếp theo (bạn nên sử dụng hỗn hợp phân đạm, kali và ure pha loãng với nước để tưới cho rau).
Khoai lang mới thu hoạch. Ảnh minh họa.

Khoai lang mới thu hoạch. Ảnh minh họa.
4. Thu hoạch
Khoảng 90 – 100 ngày sau khi trồng thì khoai lang cho thu hoạch củ. Khi thu hoạch tránh của bị trầy xước sẽ ảnh hưởng đất chất lượng của khoai. Bảo quản khoai ở nơi tháng mát.

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *