MỤC LỤC NỘI DUNG
Bún thang Hà Nội: Tinh túy ẩm thực đất kinh kỳ – Sự chinh phục của cô gái 22 tuổi!
Là món ăn cầu kỳ, tinh tế, thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực Hà thành, bún thang Hà Nội có sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc, hương và vị. Được ví như “bông hoa ngũ sắc”, bún thang sẽ hấp dẫn thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Sở dĩ gọi là bún thang vì từ “thang” để chỉ nhiều thành phần cùng phối hợp, như thang thuốc Đông y.
Cũng có nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng từ “thang” trong tiếng Hán nghĩa là canh, “bún thang” nghĩa là “bún chan bởi canh”. Do đó, nguồn gốc của bún thang cũng có thể bắt nguồn từ món canh thượng thang của người Hà Nội xưa.
Có thể giải thích nguồn gốc tên gọi “bún thang” theo nhiều cách khác nhau, nhưng sẽ chỉ có một từ để nói lên sự hấp dẫn, quyến rũ riêng của món ăn này, đó là “Tuyệt vời!”.
Làm từ thực phẩm còn dư ngày Tết, nên bát bun thang có mỗi thứ một chút, thậm chí là vụn vặt. Vì thế, để “chuẩn hóa hình dạng” nguyên liệu nấu bún thang, những phụ nữ Hà Nội đã mang đồ ăn ra thái chỉ hoặc xé nhỏ. Nhờ đó, bún thang rất đa sắc, đa vị.
Nhà văn Vũ Bằng từng nhận xét: “Nhìn bát phở cho ta cảm giác của bức họa tập thể bạo màu thì quan sát tô bún thang cho ta cái cảm giác đang được ngắm bức tranh phong cảnh trong trẻo của sông Stêbơn mà ở đó những mảng màu nguyên chất được đặt gần nhau chứ không pha lẫn”.
Nguyên liệu làm Bún thang Cho 10 người
Giò lụa 300 gr(giò lụa)- Xương ống lợn 1kg – Gà ta 1 con – Trứng gà 6 quả – Bún sợi nhỏ 2 kg – Tôm sú 300 gr – Tôm khô 200 gr – Mực khô 1 con vừa (hoặc sá sùng)
Hành lá, rau răm, 1 quả chanh, ớt tươi 2 quả, hành khô 3 củ, gừng 1 củ, nấm hương , củ cải khô đã thái chỉ 100 gr
Gia vị: Mắm tôm, nước mắm, bột canh tôm, giấm, đường cát trắng
A. Sơ chế nguyên liệu
Giò lụa thái thành sợi thật nhỏ, để riêng.
Hành lá, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước và để ráo rồi đem thái nhỏ, để riêng.
Gừng rửa sạch, để ráo nước.
Hành tím rửa sạch để riêng.
Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch, trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị.
Nấm hương nhặt sạch cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch, thái nhỏ.
Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn, để riêng.
Tôm sú cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, bóc bỏ vỏ, tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Cho tôm vào cối giã sơ qua rồi để riêng.
Đánh trứng vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng.
Gà rửa kỹ với nước muối, rửa lại với nước sạch và để ráo.
Xương lợn rửa sạch với nước muối, rửa lại với nước sạch và để ráo.
Gừng và hành khô đã rửa sạch đem nướng cho đến khi nào chín và có mùi thơm.
Tiếp đó, cho mực lên bếp nướng chín, đợi đến khi mực nguội, xé thành sợi nhỏ.
B. Làm ruốc tôm và tráng trứng
Cho tôm khô vào rang thơm rồi cho ra đĩa. Tiếp đó, cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, đến khi dầu nóng già thì cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi sao cho tôm chín, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.
Cho bát trứng đã đánh vào tráng sao cho thật mỏng. Đến khi chín cho trứng ra đĩa, đợi trứng nguội thì thái thành sợi nhỏ
C. Nấu nước dùng
Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi thì cho một chút gia vị 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng bột canh tôm, cho hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau khi vớt ra để nguội, dùng tay xé sợi vừa ăn và để riêng.
Xương lợn cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ hết nước đó đi, cho ra vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 tiếng) để làm nước dùng.
Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 50 phút đến 1 tiếng, thì cho mực nướng chín, tôm khô đã rang, nấm hương, 1 thìa đường, 2 thìa bột canh tôm, và chút nước mắm vào, khuấy đều.
Tiếp tục ninh thêm 1 hoặc 2 tiếng nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Bún đem chần qua với nước sôi, xếp các loại nhân lên trên, nếu ai có thể ăn được mắm tôm thì cho 1/4 thìa cafe mắm tôm lên trên, cho hành lá và rau răm cắt nhỏ vào rồi chan đều nước dùng sôi vào là OK,