Cách làm BÁNH BAO KHOAI TÂY chất của chất. Đơn giản dễ làm siêu cute


Cách làm BÁNH BAO KHOAI TÂY chất của chất. Đơn giản dễ làm siêu cute 1

Cách làm BÁNH BAO KHOAI TÂY chất của chất. Đơn giản dễ làm siêu cute

BÁNH BAO KHOAI TÂY

Cách làm BÁNH BAO KHOAI TÂY chất của chất. Đơn giản dễ làm siêu cute 2

Cách làm BÁNH BAO KHOAI TÂY chất của chất. Đơn giản dễ làm siêu cute 3

1. Nguyên liệu

A- phần bột bánh bao

– 300gr bột mỳ đa dụng
– 2gr men nở đã kích hoạt
– 150ml nước bí đỏ xay (bí đỏ mình hấp rồi xay với nước lọc)
– 20gr đường
– 10gr dầu ăn

B- phần bột làm mầm khoai tây
– 20gr bột mỳ đa dụng
– chút xíu men nở
– chút nước
– chút đường

C- phần tạo hình đất: chuẩn vị 1 thìa cafe bột cacao

2. Cách làm

B. Phần mầm khoai tây
– Trộn tất cả các nguyên liệu lại thành 1 khối dẻo mịn

A. Cách làm bánh bao khoai tây.
– Trộn bột mỳ với đường và men, cho từ từ nước vào nhào đều, sau đó cho tiếp dầu ăn vào nhào tới khi thành khối dẻo mịn.
– Đem bột chia thành 12 phần rồi tạo hình, mn xem video bên trên nhé.
– Tiếp theo mình mang đi ủ tới khi bánh nở gấp đôi và căng mọng
– Bánh ủ xong mình cho lên xửng hấp 10p (lưu ý trong quá trình hấp ko mở nắp xửng hấp)
Hấp xong để 5p hãy mở lấy bánh để bánh ko bị xẹp.
– Cuối cùng trét ít bột cacao lên giả đất.


ĂN KHOAI TÂY MỌC MẦM Có được không ? Có bị làm sao không ? Cách chế biến

CÓ NÊN ĂN KHOAI TÂY MỌC MẦM HAY KHÔNG?!

Sáng sớm mình đào được ít khoai tây, củ rõ ràng là to đẹp, màu cũng vàng tươi còn nguyên đất nguyên cát mà lại mọc mầm hết cả. Trời ơi tiếc ơi là tiếc ấy.Đây là video mình đào khoai tây nè https://vt.tiktok.com/ZSedcymxY/

Không cẩn thận, chất độc trong khoai tây có thể khiến gia đình bạn bị ngộ độc. Tuy nhiên, để loại bỏ chất độc có trong khoai tây đã mộc mầm bạn có thể dùng đến muối hoặc ngâm nước.

Có thể bạn chưa biết

– Khoai lang: Khoai lang nảy mầm có chứa độc tố solanen. Chất này có tính độc rất mạnh, nếu ăn phải khoai lang có mầm này sẽ ói mửa, buồn nôn, đau bụng

Set featured image

, nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng, cho nên nhất định không được ăn khoai lang mọc mầm. Nếu bên trên nó có mấy mầm nhỏ thì chúng ta sẽ phần khoét phần khoai lang ở đó đi, rồi ngâm trong nước lã vài phút, chất độc trong đó sẽ bị mất đi theo nước.

– Lạc: Những hạt lạc đã nảy mầm có nghĩa là chúng đã bị nhiễm khuẩn nảy mầm, những vi khuẩn này thường chứa mầm có thể sản sinh độc tố. Lúc đầu nó có màu vàng, sau chuyển sang màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục. Độc tố được sản sinh ra trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người và động vật, thậm chí dẫn đến tử vong. Có những nghiên cứu cho thấy những độc tố này còn có thể gây nên ung thư gan.

Chị Nguyễn Thị Hà Yên ở Thanh Xuân, Hà Nội kể lại lần trước chị về quê nội ở Hưng Yên chơi, khi vợ chồng con cái chuẩn trở lại thành phố thì được ông bà nội dúi cho gần một yến khoai tây. Về đến nhà chị bỏ ra mới biết khoai tây đã mọc mầm, củ đã bắt đầu ngả màu xanh, nhưng do tiếc của cộng với không lỡ lòng nào vứt bỏ quà của ông bà cho nên chị đã đem nạo kỹ nấu cho mọi người trong gia đình ăn. Không ngờ sau khi thưởng thức món canh khoai tây xong chị và mọi người trong gia đình liền bị đau bụng, xuất hiện cảm giác buồn nôn, khó thở và quay cuồng như say tàu xe.

Loại bỏ chất độc không khó

Theo Ths. BS Nguyễn Thị Hằng (Phó chủ nhiệm- Bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam): Trong khoai tây có chứa nhiều chất solanin, nó có trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm, giúp cho các loại rau củ này khó bị thối hoặc hư hỏng. Solanin được xem như một chất “kháng sinh” của thực vật là một dạng chất độc có chứa axit cyanic.

Khi khoai tây bị mọc mầm hay chuyển màu xanh do không được bảo quản như để chỗ có nhiều ánh sáng, chỗ quá nóng làm cho hàm lượng solanin trong khoai tây tăng cao. Ngoài ra những cơn lạnh bất chợt cũng làm tăng lượng solanin. Hàm lượng solanin phân bố không đều trong củ khoai tây.

Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanin trong mầm (1,34g/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07g/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05g/kg ).

Theo bác sĩ Hằng khi đã ăn phải chất này, con người sẽ bị ngộ độc với các biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và khó thở. Nếu trúng độc mạnh thì nhiệt độ trong người lên cao, thần trí hôn mê, co giật, hô hấp tê liệt có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanin cao. Để đạt được nồng độ làm chết người, người ta phải ăn sống một lần khoảng 4.020kg khoai, điều này rất khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu khoai đã lên mầm nghĩa là đã tập trung độc tính thì mọi người cũng không nên sử dụng.

Để loại bỏ các chất độc solanin cần gọt kỹ vỏ, chất này cũng có thể tan trong nước và khi ngâm nước có thể cho thêm vài hạt muối trước khi nấu vài giờ để loại bỏ chất độc. Sử dụng lò viba (vi sóng) cũng chỉ có tác dụng làm giảm chút ít.


Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *