HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm


HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 1

Kinh nghiệm xương máu – HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu. Kế hoạch cụ thể cho việc mở một tiệm bánh sẽ có trong bài viết sau.

Bạn ấp ủ ý định mở một tiệm bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.

Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất khi bắt đầu kinh doanh.

HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 2

1. Học làm bánh:

Trước khi mở cửa hàng bánh, bạn phải đi học cách làm bánh, một khoá học làm bánh có thể kéo dàI khoảng 1-2 tháng, sau đó tùy vào khả năng sáng tạo và sự khéo léo, chăm chỉ luyện tập mà bạn hoàn toàn có thể trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp.

2. Chuẩn bị vốn:

Để mở một tiệm bánh ngọt với đa dạng các loại bánh, bạn cần khoảng từ 30 triệu – 80 triệu đồng, tuỳ vào quy mô quán lớn nhỏ. Số vốn này giúp bạn tự tin kinh doanh và chi trả cho những thứ cấp thiết cần phải có.

HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 3

3. Lựa chọn địa điểm mặt bằng mở cửa hàng bánh ngọt

Địa điểm mở cửa hàng là một yếu tố rất quan trọng để kinh doanh mặt hàng bánh ngọt. Do vậy kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt là hãy chọn nơi gần khu đông dân cư, thuận tiện đường đi lại và nếu có nhiều mặt tiền thì càng tốt. Tối kỵ với những địa điểm là ngã 3, ngã tư giao thông, hay khu vực hay bị kẹt đường.

HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 4

4. Thiết kế nội thất, chuẩn bị các vật dụng, máy móc bên trong bên trong tiệm bánh:

Một cửa hàng bánh ngọt được bài trí gọn gàng, đẹp mắt sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng khách sẽ nhớ đến bạn, muốn quay lại trong những lần tiếp theo. Muốn kinh doanh tiệm bánh, cần phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho cửa hàng bánh gồm những thứ sau:
+ Tủ bảo ôn: tủ bảo ôn hay còn gọi là tủ đông, dùng để chứa đựng, bảo quản nguyên vật liệu và bánh. Loại tủ chuyên nghiệp khoảng 1,2m có giá từ khoảng 20 – 22tr. Nếu không có thể mua loại tủ làm mát như ngoài tiệm bánh có thể nhìn được bánh từ bên ngoài, loại này giá khoảng 6 – 8tr, loại cũ mua lại từ 2 – 3tr.
+ Máy đánh kem: loại máy này khoảng 2 – 5tr. Máy đánh bột loại tốt khoảng 8tr, tuy nhiên nếu làm số lượng không lớn bạn có thể dùng máy đánh trứng, máy trộn loại thường với giá thấp hơn.
+ Lò nướng: loại lò tốt các các tiệm bánh lớn hay dùng khoảng 8 – 20tr. Loại thường chỉ dao động từ 1,5 – 3tr. Có thể mua trong siêu thị, điện máy, hay nơi bán dụng cụ làm bánh.
+ Tủ kính trưng bày: bánh ngọt là một món ăn đặc biệt, nếu bạn không bảo quản tốt bánh sẽ bị biến chất, hỏng, nấm mốc hay đổi vị, vì vậy cần thiết kế tủ trưng bày đạt chuẩn về độ ẩm, lưu lượng không khí,…
+ Thiết bị giữ khô thoáng, chống chuột, kiến: bất kì một cửa hàng chuyên bán đồ ăn nào cũng đều cần một hệ thống thông khí để đảm bảo chất lượng của món ăn. Đặc biệt với đồ ngọt thì việc phòng chống chuột, kiến là rất cần thiết.
+ Bàn ghế, đồ trang trí: bạn nên tạo cho cửa hàng của mình một không gian ấm áp, yên tĩnh, gam màu dịu nhẹ với những món đồ trang trí bắt mắt. Bàn ghế cho khách cũng nên tạo phong cách riêng, tạo sự thoải mái tối đa, vì khi ăn bánh ngọt khách thường mang tâm lý thưởng thức là chính.
Ngoài ra còn cần một số thiết bị khác như: dao phết bánh, bàn quay bánh, dao cắt bánh răng cưa, các loại đui bắt kem, dụng cụ trang trí bánh… những thứ lặt vặt này khoảng 1,5tr đổ lại.
Về nguyên liệu làm bánh ngọt, cần tìm đến đơn vị cung cấp uy tín để đề nghị hợp tác, làm mối lâu dài, họ sẽ chiết khấu và giảm giá thay vì đi mua tại siêu thị.
Nguyên liệu dùng để làm bánh phải tươi nhất, không dùng hóa chất bảo quản và cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Thống nhất loại nguyên liệu, tránh việc thay đổi khiến khách hàng khó chịu vì chất bánh thay đổi liên tục.

HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 5

HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 6

HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 7

5. Định hướng sản phẩm vào khách hàng:

Bánh ngọt thì có vô vàn và nhiều kiểu khác nhau, trước khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bánh ngọt bạn cần phải biết rõ mình sẽ bán loại bánh nào. Muốn làm được vậy bạn nên nghiên cứu về thị hiếu khách hàng, tìm ra đối tượng tiềm năng cùng với việc xem xét khả năng vốn của mình.
6. Bán sản phẩm đi kèm:
Một kinh nghiệm mở cửa hàng bánh ngọt mà chúng tôi muốn chia sẻ là nên kết hợp kinh doanh với những đối tác có sản phẩm liên quan. Ví dụ trong cửa hàng của bạn có thể bán song hành bánh ngọt – cà phê, bánh ngọt – kem, đây đều là những sản phẩm bổ trợ cho nhau, khách hàng khi đến quán thường gọi kèm cả hai để thưởng thức. Việc cộng tác này còn giúp bạn tận dụng được tập khách hàng tiềm năng của đối tác, tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo.

7. Loại hình và phong cách tiệm bánh:

Một số loại hình tiệm bánh ngọt để bạn tham khảo:
– Tiệm bánh ngọt nhỏ: làm và bán một số loại bánh ngọt với quy mô nhỏ, lượng vốn ít, mặt bằng nhỏ, thường thấy ở các địa phương ngoại thành.
– Quán cafe bánh ngọt: loại hình kinh doanh này khá phổ biến, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ đến ăn- uống và check-in. Với loại hình này, bạn cần có thiết kế không gian đẹp và rộng, phong cách cổ điển hoặc trang hoàng lung linh là 2 phong cách dễ thu hút nhất.
– Tiệm bánh gato – bánh sinh nhật: chuyên về bánh sinh nhật các loại, đặt làm theo yêu cầu.
– Kinh doanh bánh ngọt online: cách kinh doanh này tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân sự nên giá thành của bánh cũng rẻ hơn. Tuy nhiên chỉ đáp ứng được lượng khách nhỏ, khó mở rộng.
Bên cạnh đó, lựa chọn phong cách riêng của cửa hàng bánh ngọt cũng đặc biệt quan trọng, sẽ là cái để khách hàng nhớ đến và nhớ lâu. Phong cách ảnh hưởng trực tiếp tới thiết kế tiệm bánh và cách trang trí, đến vốn, nhân sự…
– Tiệm bánh nhượng quyền thương hiệu: đối với các loại bánh có thương hiệu nổi tiếng như Tous les jours, Pari Gateaux… thì bạn cần nghiên cứu kĩ hơn về điều kiện kinh doanh đặc biệt.

HƯỚNG DẪN MỞ TIỆM BÁNH NHỎ A-Z Cho người mới bắt đầu, Kế Hoạch & Kinh Nghiệm 8

8. Quảng cáo – kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt:

– Thiết kế tờ rơi ấn tượng: Khi đã mở tiệm, bạn cần làm cho mọi người biết cửa hàng của bạn đã và đang mở cửa. Để phát đi thông điệp đó, tờ rơi là một cách tiếp thị trực tiếp đến tay nhiều người và khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, khi thiết kế tờ rơi, màu sắc bắt mắt, hình ảnh thu hút hay cách thức thiết kế ấn tượng là điều bạn cần lưu ý. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần một tờ giấy, ghi đôi lời quảng cáo hấp dẫn lên là có thể thu hút khách hàng thì đó là một sai lầm.
– Khuyến mãi theo ngày: Giảm giá, khuyến mãi hay sự kiện dùng thử một món bánh mới vào buổi tối sẽ giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt như: 8/3, 20/10, Valentine hoặc các ngày giữa tuần để hút khách vào những ngày vắng.
– Marketing qua mạng xã hội: Đăng thông tin về cửa hàng của bạn được đăng tải trên mạng xã hội thì sẽ rất nhiều người tìm kiếm và biết đến bạn. Một Website, Fanpage Facebook, Zalo, Instagram hay tài khoản trên Foody, Lozi, các đánh giá và phản hồi tốt trên địa chỉ ăn uống,… kèm với menu, giá cả, địa chỉ, giờ mở cửa sẽ giúp tiệm bánh của bạn thu hút sự chú ý của mọi người.
– Lợi nhuận thu được từ bánh ngọt nhanh hồi vốn, doanh thu dễ tăng cao và quan trọng nhất là sinh lời tốt. Một vốn nhưng có thể thu về ba bốn lời. Nếu có đam mê, khả năng kinh doanh tốt và sự khéo léo, bạn hãy tự tin lên kế hoạch mở cho mình một tiệm bánh ngọt để làm giàu ngay từ hôm nay nhé! Chúc bạn thành công!

Nguồn: PosApp
———-
Tổng hợp từ trang truyền thông kiến thức F&B ADOR – Tâm huyết người làm quán Việt


Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *