[Kinh Nghiệm] Cách trồng hoa Hồng tại nhà, trên sân thượng


[Kinh Nghiệm] Cách trồng hoa Hồng tại nhà, trên sân thượng 1

🌈Sài Gòn chợt mưa chợt nắng
🌈Sài Gòn chợt lạ chợt quen
🌈Góc vườn nhỏ bình yên, xua tan mệt mỏi giữa phồn hoa phố hội.

🌟Gửi đến các bạn góc nhỏ trên cao của mình nhé.
✨GÓC CHIA SẺ KHI TRỒNG HOA HỒNG TRÊN SÂN THƯỢNG TẠI SÀI GÒN ĐẦY NẮNG✨

🌹1. Không gian và thời gian: Hồng cần không gian thoáng gió, đủ ánh nắng chiếu trực tiếp, đủ sương, các cây Hồng cần giữ khoảng cách từ 0,5-1m. Hồng cũng như bất kỳ loài thực vật nào khác đều cần thời gian chăm sóc và thời gian phát triển nhất định, ít nhất các cây Hồng có tuổi đời từ 2-3 năm thì thời gian chăm sóc sẽ nhàn hơn các cây Hồng có tuổi đời ít hơn.

🌹2. Lựa chọn cây giống:
Hoa Hồng có hàng nghìn hàng vạn giống các loại , từ Hồng cổ Việt Nam đến các loại Hồng ngoại nhập từ Âu sang Á, nhưng chung quy lại đều chia theo màu sắc, mùi hương , cách xếp cánh , độ bền của hoa, độ lặp hoa nhanh chậm. Tuỳ sở thích của mỗi cá nhân mà ta chọn tiêu chí nào phù hợp nhé. Do mình ở Khu vực Miền Nam nắng nóng nên ưu tiên của mình là chọn các loại có độ bền từ 3-7 ngày cho vùng khí hậu nóng.

🌹3. Giá thể và loại chậu
– Do trồng trong chậu nên giá thể phải tơi xốp: tro trấu (trấu hun), trấu tươi, xơ dừa đã qua xử lý và đất sạch (loại này phổ biến bán rất nhiều, hiệu nào cũng được), trộn đều các thành phần này tỉ lệ như nhau. Cho thêm 10% đá Perlite, 10% phân hữu cơ chậm tan. (Thông thường mình thay giá thể cho vườn mỗi năm 1 lần khi trước mùa mưa, lúc thay giá thể nên lưu ý đặt cây ở khu vực tránh nắng gắt, tưới đẫm lần đầu đến khi thấy nước thoát ra từ đáy chậu, các lần sau tưới ít lại, 1 tuần sau đến khi cây đã ổn định bộ rễ thì hãy chuyển dần ra nắng nhé, khi đó hãy tăng lượng nước tưới)
– Chậu trồng: do trồng trên sân thượng nên chậu trồng tốt nhất là được làm từ vật liệu nhẹ, Hồng cần thoát nước tốt nên đáy chậu ít nhất phải từ 6 lỗ thoát nước.

🌹4. Phân bón, lượng nước và phòng trị bệnh:

– PHÂN BÓN: Tùy quỹ thời gian của mỗi người mà có cách bón phân riên, mình chọn cách bón phân không cầu kỳ: phân bò (hoặc gà, hoặc dê gì đó) + trùn quế nhưng phải là loại đã qua xử lý nhé, bón định kỳ 2 tuần/lần, bồi thêm Bio Soya (đậu nành ủ lên men) pha loãng tưới gốc định kỳ 1 tuần/ lần (chỉ thế thôi), có thể thay phiên dịch chuối ủ lên men cho Soya để hoa đậm màu. Lưu ý là hoa hồng cần phân nhưng với lượng vừa đủ nhé.

– LƯỢNG NƯỚC: Do giá thể khá ổn nên sáng mình tưới rất đẫm, tưới lá tưới gốc lúc 6g sáng, chiều về muộn rồi nên mình chẳng có thời gian tưới, bạn nào có nhiều thời gian thì tăng lượng nước tưới khi trời nóng nhé nhưng luôn trước 6g tối là được, hôm nào mưa to thì không cần tưới, nếu bạn nào có điều kiện thì có thể đầu tư hệ thống tưới nước tự động để nhàn hơn nhé.

– PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH: Ở Việt Nam nên sâu, bọ trĩ và nhện đỏ hay các bệnh từ nấm tấn công cây hồng của bạn hầu như mọi lúc, nhưng cũng đừng quá lo lắng và lạm dụng thuốc BVTV, chúng ta cứ ngừa từ các dung dịch sinh học tự chế , dọn dẹp vườn, kê cao chậu, cắt tỉa cây, vặt lá già v.v… sẽ hạn chế được rất nhiều bệnh gây hại cho cây. Mình thì chuyên dùng neem oil ngừa mỗi tuần nên ít bệnh hẳn, và̉ dung dịch tỏi ớt gừng rượu để phun luân phiên, nếu đã bị trĩ hay nhện trầm trọng rồi thì các bạn nên tìm các loại thuốc gì an toàn mà phun xịt nhé. Nhưng khi đã hết trĩ thì phải phun ngừa với Neem oil vì nếu không lại kháng thuốc hóa học và rất không an toàn cho sức khỏe.

Chúc các bạn có góc vườn nhỏ yêu thích của mình
LOVE ALL 😘😘

[Kinh Nghiệm] Cách trồng hoa Hồng tại nhà, trên sân thượng 2

[Kinh Nghiệm] Cách trồng hoa Hồng tại nhà, trên sân thượng 3

[Kinh Nghiệm] Cách trồng hoa Hồng tại nhà, trên sân thượng 4

[Kinh Nghiệm] Cách trồng hoa Hồng tại nhà, trên sân thượng 5


Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *