Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt – Đặc sản Tiền Giang


Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 1
#YêuNhấtViệtNam #AnGiang
#ViệtNam #VẻĐẹpBấtTận
BÍ MẬT “BỎ ĐI” CỦA BÁNH BÒ THỐT NỐT VÙNG BẢY NÚI – AN GIANG
Nhắc đến An Giang – một tỉnh cực Tây Nam – là nơi mà sông Mekong bắt đầu “chạm” vào lãnh thổ Việt Nam rồi chia thành hai nhánh lớn: sông Tiền và sông Hậu để hình thành nên vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, chắc hẳn trong đầu chúng ta sẽ nhớ về hình ảnh của những đồng lúa bạt ngàn qua mùa nắng – mùa mưa hay hàng trăm nhánh sông, kênh rạch lớn nhỏ đan xen nhau “dệt” nên những mối duyên quê dung dị bao đời nay. Không ngoại lệ, trái tim chúng ta cũng đồng thời thổn thức hương vị của những sản vật từ sông nước như cá, tôm, khô, mắm, bông súng, bông điên điển, cà na, …
Chưa hết đâu, là một trong hai tỉnh có hình thái địa lý ấn tượng nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (địa hình phần lớn là đồng bằng cao trung bình 2m – 4m so với mặt nước biển nhưng An Giang lại có thêm “vùng trũng” nhiễm phèn, rồi núi đồi và “cao nguyên” thấp dưới 700m luôn đó). Vì “nhan sắc” độc đáo trời phú thế kia mà An Giang không thiếu những sản vật từ núi rừng để có thể “bỏ bùa” crush gần cho tới crush xa, người quen cho tới người lạ ơi, người dưng ngược lối, người tình mùa đông, người tình trăm năm rồi cả team người yêu cũ luôn. )
Vui sương sương chút xíu thôi, hôm nay đến với #Nghienbep thì Sam xin phép giới thiệu đến cô chú, anh chị em và các bạn món bánh bò làm từ loại cây trái có thể xem là đặc trưng nhất cho miền “sơn cước” của An Giang: thốt nốt (có nơi gọi “thốt lốt” cũng đúng luôn).
Bánh bò thốt nốt là thức quà dân dã vừa có tính cộng hưởng với ẩm thực Đông Nam Á nói chung (thành phần thường có dừa, gạo và được gói/lót bằng lá), vừa đậm “màu sắc” ẩm thực truyền thống của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi – huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Không chỉ mê ăn mà còn luôn mê “tầm sư” học hỏi cách “đi đường quyền” tạo ra những món ăn dân dã, Sam không chắc rằng những chia sẻ từ Sam – với tâm thế của “kẻ rong chơi cho vui” sẽ mang đến thành công 100% hay “công thức bất bại” cho mọi người. Nếu có chỗ không chuẩn xác, kính mong mọi người sửa chữa và góp ý để chúng ta càng có thêm những công thức hoàn hảo nhất, nhé!
Cách làm chi tiết và bí mật mấu chốt nào để làm ra loại bánh bò thốt nốt “đúng điệu” sẽ có ở từng hình. Nhưng trước tiên, xách giỏ lên đi tìm nguyên liệu cái đã.

Nguyên liệu, cực kì đơn giản:

  • Gạo thơm: 500g (có thể thay thế bằng bột gạo).
  • Đường thốt nốt: 300g. Phần này tùy theo sở thích mà mọi người có thể gia giảm, lượng đường dao động đến 500g (tức 1 bột : 1 đường), ngọt thôi đừng ngọt quá!
  • Một ít dừa khô nạo: khoảng 100g.
  • 1 trái thốt nốt chín rụng.
  • Nước lọc.
  • Lá chuối để “vô bánh”.

Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 2

Phương pháp chính:

  • Lên men.
  • Hấp cách thủy.

Thời gian thực hiện, rất “nhàn hạ” )

  • Công đoạn 1: Ngâm gạo 6 tiếng (đồng hồ) hoặc ngâm qua đêm. Nếu xài bột gạo thì bỏ qua bước này, đi thẳng tới công đoạn 3.
  • Công đoạn 2: Xay gạo và tiếp tục ngâm từ 5 tiếng đến 6 tiếng. Xong khâu ngâm gạo, chúng ta tiến hành lấy “thịt” của trái thốt nốt chín – đây là phần “men” tự nhiên để kích cho bột nổi lên.
  • Công đoạn 3: Cho “men” vào ủ bột thêm 6 tiếng hoặc qua đêm.
  • Công đoạn 4: Trộn đường và ủ thêm từ 3 tiếng đến 4 tiếng.
  • Công đoạn 5: Hấp bánh, khoảng 30 phút.
  • Công đoạn 6: à, làm gì có nữa, giờ thì ăn bánh thôi.
Sam hy vọng được góp thêm một chấm màu nho nhỏ vào “bản đồ ẩm thực” mà chị Admin và group Yêu Bếp khởi xướng cũng như đem đến trải nghiệm ẩm thực miền quê thương mến tuy “online” nhưng hông hề giả trân cho mọi người.

Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 3

Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 4

Cây thốt nốt con, phải rất lâu lắm nó mới lớn – cao và cho trái được. Vì vậy chúng ta phải hết sức trân trọng và bảo vệ sự sống của cây xanh như cô giáo đã dạy nhe các bạn.

Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 5

Thốt nốt là loại cây có hoa đơn tính riêng biệt từng cây luôn, nước thốt nốt được thu hoạch bằng cách chặt một chút đầu hoa (cả hoa đực và hoa cái). Đố mọi người biết đâu là cây thốt nốt đực và đâu là cây thốt nốt cái?

Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 6

Đi hết gốc cây này tới gốc cây kia tìm kiếm cho bằng được, cuối cùng cũng gặp “em” ấy nằm dưới ruộng lúa: TRÁI THỐT NỐT CHÍN CÂY tự rụng xuống đất. Không như dừa khô, trái thốt nốt chín cây có giá trị kinh tế không là cái đinh gì so với trái “ăn được”. Một trái thốt nốt “ăn được” có giá 12K – 15K nhưng thốt nốt chín cây có giá cao nhất khoảng 5K. Đó là “mùa hiếm” như những tháng này, chứ vào đỉnh mùa của trái “ăn được” thì trái chín cây gần như là thứ “bỏ đi”, chẳng có ai để cho trái thốt nốt già rồi chín rụng cả (không ăn được nữa). Nhưng, THỐT NỐT CHÍN là “chìa khóa”, là “bí mật” để tạo nên hương vị “ĐÚNG ĐIỆU” của BÁNH BÒ THỐT NỐT đó mọi người.

Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 7

Nước thốt nốt hứng từ hoa, chỉ uống trong ngày hoặc để lạnh khoảng 2 ngày. Dùng nước này kho cá, kho thịt thay nước dừa cũng rất đỉnh.

Cách làm món Bánh Bò Thốt Nốt - Đặc sản Tiền Giang 8


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *